Trẻ em đái dầm – nguyên nhân và những cách chữa đơn giản, hiệu quả

Đái dầm hay còn gọi là đái mế là bệnh phổ biến ở trẻ em. Và dưới đây là những cách chữa đái dầm rất đơn giản mà hiệu quả qua cách hướng dẫn của bác sĩ Lê Thân, Quảng Nam.

Tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm là phương thuốc chữa đái dầm hiệu quả
Tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm là phương thuốc chữa đái dầm hiệu quả

Nguyên nhân của đái dầm

Đái dầm (đái mế) là triệu chứng khi nằm ngủ đái ra gường mà không biết. Theo bác sĩ Lê Thân (Bệnh viện Y học Cổ truyền Quảng Nam) viết trong sách “Chữa bệnh cho mẹ”, các nguyên nhân dẫn đến đái dầm gồm:

Do chức năng hoạt động của hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, các cơ quan của cơ thể như phổi, thận không điều tiết được đường nước mà sinh ra đái dầm.

Do bàng quang nhỏ: Khi bàng quang nhỏ, có thể không phát triển đủ để giữ nước tiểu được sản xuất vào ban đêm.

Bàng quang chậm trưởng thành: Nếu các dây thần kinh kiểm soát bàng quang chậm trưởng thành sẽ khiến cho bàng quang có thể không đầy đủ kích động xuôi từ giấc ngủ, đặc biệt là nếu là ngủ sâu.

Mất cân bằng hormone: Trong suốt thời thơ ấu, một số trẻ em không sản xuất đủ hormone chống lợi tiểu (ADH) để làm chậm sản xuất nước tiểu vào ban đêm.

Căng thẳng: Nếu như gặp phải những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể gây ra tình trạng đái dầm.

Nhiễm trùng đường tiểu: Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát đi tiểu.

Ngưng thở khi ngủ: Đôi khi đái dầm là một dấu hiệu của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, một điều kiện trong đó thở của trẻ bị gián đoạn trong giấc ngủ, thường là do viêm amidal hoặc vòm họng.

Táo bón mạn tính: Việc thiếu đi tiêu thường xuyên có thể dẫn đến giảm năng lực bàng quang, có thể gây đái dầm vào ban đêm.

Giải phẫu lỗi: Điều này hiếm khi gặp nhưng cũng rất có thể xảy ra, có liên quan đến một khiếm khuyết trong hệ thống thần kinh hoặc hệ thống tiết niệu của trẻ.

Xem thêm tin mới về  Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Quyết tâm tạo chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực ngành

Một số cách chữa đơn giản

Đái dầm hay gặp ở trẻ em từ 7 – 15 tuổi, một vài trường hợp có thể kéo dài đến tuổi thanh niên, cha mẹ không nên quá lo lắng, mà cần giúp trẻ đái tự chủ.

Trẻ em 5 tuổi trở lên mà bị đái dầm thì mới cần phải điều trị. Nếu trẻ đã lớn và gia đình đã làm hết cách mà trẻ vẫn đái dầm thì nên cho trẻ đến bệnh viện để được khám, thăm dò các xét nghiệm… qua đó thầy thuốc có chỉ định điều trị thích hợp.

Và dưới đây là một số các chữa đái dầm đơn giản theo hướng dẫn của bác sĩ Lê Thân:

– Dế mèn đen nhúng vào nước sôi, lấy ra phơi hoặc sấy khô, tán bột, quấy với nước ấm cho uống. Mỗi ngày một con, thường uống tới 11 con.

– Củ khoai mài sao thơm 80g, ô dược 60g, ích trí nhân 60g; ba vị sấy giòn, tán bột mịn, luyện với hồ vo thành viên bằng hạt bắp, sấy khô, bảo quản nơi khô ráo. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 – 12g, lúc đói bụng; trẻ em tuỳ tuổi giảm liều 1/3 hoặc 1/2.

– Bong bóng heo 1 cái, mổ ra, rửa sạch, cho các vị thuốc ích trí nhân 12g và ngũ vị tử 12g vào bọc lại; nấu chung với gạo nếp cho chín nhừ, vớt bỏ xác thuốc, ăn cả cái lẫn nước một lần vào buổi chiều; ăn liên tục 5 – 7 ngày.

– Bong bóng dê 1 cái, đổ nước vào cho đầy, buộc chặt cuống lại, nướng trên lửa than cho vàng, ăn bong bóng và uống nước trong bong bóng; mỗi sáng 1 cái, ăn 3 lần.

– Bong bóng cá (cá đường càng tốt) 10g, đậu đen 100g, gạo nếp 50g; rửa sạch bong bóng cá, xắt nhỏ, ướp gia vị vừa ăn, đem xào cho chín tới; ninh gạo nếp, đậu đen thành cháo, khi cháo chín thì cho bong bóng cá vào khuấy đều; chia 2 lần ăn trong ngày, ăn nóng lúc bụng đói; ăn liên tục 5 – 7 ngày.

Xem thêm tin mới về  Mường Thanh phát động cuộc thi ảnh ‘nhà là… đi cùng nhau’

– Gan gà 2 bộ, nhục quế tán bột 2 muỗng cà phê; rửa sạch gan gà, khía trên mặt gan những đường cắt vuông, ướp với bột quế cho đều, đem chưng cách thủy, cho người bệnh ăn nóng trước khi đi ngủ; ăn liên tục 3 – 5 ngày.

– Tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm 12g, hạt tơ hồng 10g, ích trí nhân 10g, hạt sen 12g, phá cố chỉ 12g; sắc uống ngày 1 thang.

Bài tập bàng quang

– Bàng quang chậm phát triển là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đái dầm. Để khắc phục tình trạng này, thử cho bé tập một vài bài tập tăng cường cơ bắp đường tiết niệu để ngăn ngừa co thắt bàng quang.

– Khi bé muốn đi tiểu, nên khuyến khích bé không nên đi tiểu ngay mà hãy giữ từ 10 – 20 phút. Việc này sẽ giúp mở rộng và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

– Ngoài ra, cũng có thể áp dụng bài tập sau để tăng cường cơ xương chậu cho bé: Kẹp chặt một quả bóng nhỏ (kích thước khoảng một nắm tay) giữa hai đùi (phần trên đầu gối).

– Ban ngày uống nhiều nước để bàng quang vận động và mở rộng.

– Tập những bài tập này ít nhất hai lần một ngày để tăng cường cơ xương chậu, cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

Nguồn: https://giadinhvatreem.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *